Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị khi mèo bị trầm cảm

Nên đọc

Shiba cầm chuột
Shiba cầm chuột
Xuất thân từ dõng dõi Shiba hoàng gia nhưng thứ tôi chọn là làm người viết Content thay vì một chú chó được cưng chiều. Sóng gió với tôi không phải là thử thách, đó là trải nghiệm. Cơn đói mới có thể khiến tôi buông chuột!

Không chỉ con người, mèo bị trầm cảm hay bệnh trầm cảm ở mèo là điều có thể xảy ra. Thậm chí trầm cảm ở mèo còn nguy hiểm hơn ở người vì đơn giản chúng không biết nói. Nó sẽ ảnh hưởng đến hành động và khiến cơ thể thú cưng bị suy nhược.

Những loài vật nuôi như mèo và thú cưng nói chung sống tình cảm và có cảm xúc như con người. Chúng biết vui, biết buồn, và thậm chí có thể trở thành người bạn để tâm sự và chia sẻ. Vì vậy mèo bị trầm cảm là điều có thể xảy ra. Nhưng chứng trầm cảm ở mèo là do đâu, dấu hiệu và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây, Pets.com.vn sẽ cho các bạn cái nhìn toàn cảnh nhất về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị mèo bị trầm cảm. Hãy cùng theo dõi nhé!

Mèo bị trầm cảm là như thế nào?

Trầm cảm ở mèo là căn bệnh liên quan đến tâm thần, thường được biểu hiện rõ rệt đi kèm với các triệu chứng rối loạn tâm lý và hành vi của mèo. Nó xuất phát từ một vài nguyên nhân bên trong và bên ngoài tác động lên mèo hình thành những suy nghĩ và hành vi bất thường, làm giảm sút chất lượng cuộc sống thú cưng của bạn.

nguyen nhan meo bi tram cam

Nguyên nhân khiến mèo bị trầm cảm

  • Do chuyển nơi ở: Thay đổi chỗ ở là một trong những nguyên nhân chính gây nên hội chứng trầm cảm ở mèo. Nhiều chú mèo trong trạng thái trầm cảm tạm thời vì phải trình thích ứng với môi trường mới.
  • Ai đó hoặc vật nuôi mới mất: Chúng không thấu hiểu cái chết như người, nhưng vẫn nhận ra sự vắng mặt của một người hay một con vật nào đó khiến chúng trở nên trầm cảm.
  • Bạn không dành thời gian cho mèo: Có thể do công việc, quan hệ xã hội, hay các mối quan hệ khiến bạn bận rộn và không có thời gian dành cho mèo. Điều này rất dễ làm cho mèo bị trầm cảm. Loài mèo nói chung là sinh vật hòa đồng và sẽ bị trầm cảm nếu chúng cảm thấy như thể bị bỏ rơi.
  • Nơi ở mới hay người chủ mới: Điều này rất dễ xảy ra nếu người mà bạn đưa đến, chúng chưa bao giờ gặp mặt hay tiếp xúc. Với trường hợp chuyển chủ mới đột ngột, phải rời xa người chủ nuôi thân thuộc khiến chúng co mình sợ hãi, buồn rầu và thậm chí bỏ ăn nhiều ngày.
  • Âm thanh ồn ào, tiếng động lạ: Âm thanh có thể từ công trình xây dựng, tiếng nhạc, tiếng ca hát to quá mức đều có thể khiến mèo lâm vào tình trạng căng thẳng do bởi chúng khá nhạy cảm.
  • Mèo bị nhốt trong thời gian dài: Nhiều trường hợp chủ nhân đi vắng và nhốt mèo cưng trong chuồng với mong muốn đảm bảo sự an toàn vô tình tạo không gian kìm hãm, ảnh hưởng tới tâm lý của chúng.
  • Mèo mang thai: Việc mèo mang bầu và sắp đến ngày sinh nở làm cho chú mèo cảm thấy bồn chồn lo lắng, ở những cá thể mèo nhạy cảm rất dễ mắc chứng trầm cảm nhẹ. Biểu hiện này sẽ sớm hết khi mèo mẹ sinh nở an toàn.

Những dấu hiệu mèo bị trầm cảm

Mèo bị trầm cảm thường sẽ biểu hiện những hành vi khác thường như

  • Ngủ nhiều: Mỗi chú mèo lại có lượng thời gian ngủ nghỉ khác nhau, con số này thông thường là 16 tiếng/1 ngày. Bạn có thể để ý thời điểm chúng đi ngủ và thức dạy để làm căn cứ nhận biết. 
  • Lười chải chuốt: Khi bị trầm cảm, mèo không có thói quen tự chải chuốt hay liếm lông nhiều. Bạn có thể nhận biết dễ dàng khi thấy bộ lông trở nên xơ xác, xám xịt và không còn bóng mượt như trước nữa.
  • Ăn ít đi hoặc nhiều lên: Khi bị trầm cảm, mèo sẽ ăn ít đi. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp sẽ ăn nhiều hơn.
  • Hay ẩn nấp: Khi tần xuất việc ẩn nấp tăng lên hoặc vị trí ẩn nấp khó tìm kiếm hơn thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm
  • Lười biếng hơn: Nếu chú mèo của bạn năng động và hoạt bát đột nhiên lừ đừ, mệt mỏi thì rất có thể mèo đã mắc bệnh. Và trầm cảm cũng là một trong số những nguyên nhân gây nên hiện tượng trên.
  • Phát ra tiếng kêu với tần suất cao: Mèo kêu thét lên để cố gắng giúp người bạn đó tìm về gặp chúng. Và nếu hiện tượng này kéo dài rất dễ làm cho mèo bị trầm cảm.
  • Mèo đi vệ sinh không đúng chỗ (Ị bậy): Mèo có thể đi bậy ra ngoài khay nếu chúng không thích hình dạng, kích cỡ, loại cát,…hoặc thấy khay bẩn. 

Cách điều trị mèo bị trầm cảm

  • Chăm sóc sức khỏe cho mèo: Khám bệnh định kỳ, chăm sóc về dinh dưỡng để cơ thể mèo luôn khỏe mạnh, chăm sóc răng miệng cũng như phòng tránh các loại ký sinh trùng. 
  • Xã hội hóa và tương tác
  • Môi trường sống: Không gian sinh hoạt của mèo cần được riêng tư, tránh chung đụng với những cá thể mèo khác

dieu tri meo bi tram cam

  • Thời khóa biểu cho việc vui chơi và vận động: Vui chơi và thể dục nhẹ nhàng sẽ làm tiêu tan căng thẳng,lo lắng
  • Dành thời gian cho mèo của bạn: Ít nhất bạn nên dành 15 phút mỗi ngày để chơi đùa và chăm sóc cho mèo nhé 
  • Sử dụng liệu pháp ánh sáng: Vào mùa đông bạn nên cho mèo sưởi nắng bằng đèn UV hoặc hôm nào trời nắng nên cho mèo đi dạo. Nhớ thường xuyên để rèm cửa mở cho ánh sáng chiếu vào nhà.
  • Sử dụng pheromone hoặc thuốc: Pheromone có thể được dùng để chữa trầm cảm ở mèo. Có một số loại pheromone tổng hợp có tác dụng kích thích cảm giác thư giãn và hưng phấn ở mèo. Nhờ đó mèo có thể giảm thiểu stress và trầm cảm.

Nếu mèo bị trầm cảm quá nặng, thực sự cần dùng thuốc để điều trị thì bạn nên đưa mèo đến bệnh viện thú y để thăm khám và được tư vấn kỹ lưỡng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến mèo bị trầm cảm. Chắc hẳn mọi người, nhất là những người nuôi mèo đều mong muốn mèo của mình thật vui vẻ, hạnh phúc và hoạt bát.

Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp các bạn và bé mèo phần nào giảm bớt căng thẳng! 

Bài viết khác

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới