Mèo bị sổ mũi hắt xì làm gì cho hết?

Nên đọc

Mèo bị sổ mũi hay bị chảy nước mũi là biểu hiện của các bệnh lý thông thường dễ dàng điều trị tại nhà. Có thể là do kích ứng hoặc tác động môi trường đến cơ thể của mèo. Nó phụ thuộc vào tình hình thực tế. Đôi khi là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe lớn hơn.

Vậy cụ thể mèo bị sổ mũi hắt xì là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không, chữa trị thế nào cho hiệu quả. Cùng Pets.com.vn tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân mèo bị chảy nước mũi

Tác động của thời tiết

Cơ thể của một số bé mèo chưa thích nghi kịp thời khi thời tiết, môi trường sống thay đổi. Đặc biệt môi trường trở nên ẩm ướt, độ ẩm cao là cơ hội cho nhiều loại vi khuẩn tích tụ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể khiến mèo bị nhiễm bệnh, mèo bị sổ mũi hắt xì liên tục. 

Bệnh viêm mũi

Đây là tình trạng chú mèo của bạn xuất hiện viêm nhiễm ở đường mũi gây chảy nước mũi. Bệnh Viêm mũi rất có khả năng là do nhiễm trùng đường hô hấp trên,vi khuẩn,virus và ít phổ biến hơn là nấm. 

Dị vật

Nếu mèo của bạn không may hít phải vật lạ nào đó dù rất nhỏ như cọng cỏ khô hay vụn thức ăn rất có thể đó là nguyên nhân khiến mèo bị sổ mũi ra máu.

Chấn thương

Đây là nguyên nhân chảy dịch mũi do chấn thương bên trong bị nhiễm trùng và chuyển sang dịch mủ màu vàng xanh.

Các hóa chất độc hại hay chất gây dị ứng

Khi mèo vô tình tiếp xúc với các hóa chất độc hại có thể dẫn đến kích ứng và viêm mũi nghiêm trọng, sổ mũi, chảy nước mũi.

Ung thư mũi và Polyp mũi

Đây được xem là căn bệnh nguy hiểm ở mèo. Ở thời gian đầu bệnh có thể gây chảy nước mũi nhẹ nhưng cuối cùng có thể tiến triển đến sưng mặt, tiết dịch đặc hoặc có màu, đau và nghẹt mũi.

Các khối u lành tính(Polyp mũi) có thể khiến mèo bị hắt xì dai dẳng, nghẹt mũi và chảy nước mũi.

Ngoài ra các vấn đề về mắt (tiết dịch mắt có thể dẫn đến chảy dịch mũi quá mức), Các vấn đề răng miệng, về tai cũng có thể khiến mèo bị chảy nước mũi.

Những biểu hiện khi mèo bị sổ mũi?

bieu hien meo bi so mui hat xi

Mèo bị sổ mũi sẽ có một số triệu chứng như sau:

  • Hắt xì, bỏ ăn, mắt lờ đờ, cấp độ triệu chứng cũng tùy thuộc vào tình trạng bệnh lí. 
  • Nếu mèo vẫn thèm ăn, ăn uống bình thường khi bị sổ mũi thì có thể bé chỉ bị dị ứng nhẹ khá dễ để chăm sóc.. 
  • Chảy nước mũi, đỏ và chảy nước mắt, ho, loét miệng hoặc mũi, khịt mũi, sốt và khàn giọng. 
  • Tiếp đó sẽ sưng mắt, sốt cao, bỏ ăn hay khò khè khó thở 

Một trong trường hợp đáng lo ngại khác chính là khi mèo bị sổ mũi kèm theo ho khan. Sổ mũi, hắt xì và ho khan – bộ combo thể hiện triệu chứng mèo của bạn có thể bị viêm phổi. 

Nếu mèo xuất hiện các biểu hiện trên cùng với tần suất diễn ra liên tục thì bạn cần đưa ngay đến bác sĩ thú y để có những lời khuyên cần thiết nhất.

Cách điều trị mèo bị hắt xì sổ mũi

  • Các loại thuốc kháng sinh phổ biến để điều trị tại nhà như Tetracycline hoặc Doxycycline. Các thuốc kháng sinh có thể được dùng bằng đường uống hoặc là nhỏ trực tiếp vào mắt. Cho bé uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
  • Vệ sinh mũi cho mèo bằng khăn ướt chuyên cho mèo loại không có cồn để làm sạch những dịch mũi có thể khô lại bít mũi bé.
  • Làm sạch cơ thể mèo bằng xịt tắm khô, tránh tắm ướt để hạn chế mèo bị cảm lạnh.
  • Trang bị thêm xịt môi trường cho mèo, để đảm bảo môi trường sống hạn chế tối đa vi khuẩn có hại có cơ hội xâm nhập vào cơ thể mèo.
  • Cát vệ sinh cho mèo, nên chọn cát hữu cơ vì ít bụi hơn đất sét nên sẽ không ảnh hưởng đến chiếc mũi nhạy cảm của mèo.
  • Nếu việc hít thở của mèo gặp khó khăn bạn nên đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra thêm răng miệng, xét nghiệm máu hoặc thăm khám lâm sàng và xác định nguyên nhân mèo bị ngạt mũi.

Mèo bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?

Những loại thuốc bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm hoặc steroid tùy thuộc vào nguồn nhiễm trùng. Điều trị mèo bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Thuốc cho mèo bị sổ mũi

Bạn có thể tham khảo Siro Kids

  • Nguồn gốc: Nhật Bản
  • Giá tham khảo: 270.000 VNĐ

Cách phòng tránh mèo bị chảy nước mũi

phong tranh meo bi so mui hat xi

  1. Thường xuyên làm vệ sinh mũi cho mèo, cho bé uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thú y. 
  2. Bạn cũng chú ý đến vệ sinh răng miệng cho mèo sạch sẽ nhé. 
  3. Làm sạch cơ thể, nên khi chảy mũi, mèo cũng sẽ hay liếm để làm sạch, gây mất vệ sinh, khả năng nhiễm bệnh càng nặng hơn. 
  4. Thức ăn cho mèo bạn cũng nên chú ý không để lâu ngày, ẩm mốc nên vứt đi
  5. Hãy cho bé dùng thêm các sản phẩm sung như sữa – vitamin nhằm giúp bé tăng sức đề kháng, khỏe mạnh hơn để chống lại vi khuẩn gây bệnh. 
  6. Thường xuyên làm sạch dụng cụ ăn uống, dụng cụ đi vệ sinh của bé mỗi ngày. 
  7. Giữ mèo ở nơi mát mẻ, thoáng, sạch, hạn chế cho bé đi ra ngoài quá tự do tiếp xúc với không khí lạnh khi thời tiết thay đổi.
  8. Chọn các dòng sữa tắm chuyên dụng với mùi hương nhẹ nhàng mà bé mèo nhà bạn không bị dị ứng, an toàn cho bé nhé. 
  9. Lưu ý và tránh các nguồn có thể làm mèo bị dị ứng mũi như: hoá chất, mỹ phẩm, cây cảnh trong nhà, sữa tắm
  10. Nên dọn vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của mèo, giặt sạch nệm, quần áo, rửa sạch bát ăn uống và đồ chơi của mèo, phơi nắng khi có thể.
  11. Chích ngừa đầy đủ các mũi theo đề xuất của bác sĩ.

Một số bệnh khác ở mèo:

Qua bài viết trên đây chúng tôi đã giải đáp những thắc mắc về vấn đề mèo bị sổ mũi hắt xì giúp các bạn có thể xác định nguyên nhân, biết cách xử lý và phòng tránh để đảm bảo chú mèo của bạn luôn khỏe mạnh và hoạt bát.

Bài viết khác

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài viết mới