Mèo bị co giật là hiện tượng khá nguy hiểm, vì đó là tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh động kinh ở mèo. Mèo bị co giật nguy hiểm ra sao, dấu hiệu và cách điều trị thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mèo bị co giật đôi khi khiến chủ lầm tưởng tới những hành động kỳ quặc hàng ngày của chúng. Tuy nhiên nếu bạn quan sát kỹ và thấy những hành động như cào cấu dữ dội, co giật liên tục thì khả năng cao đó là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm liên quan đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng, cần được xử lý ngay. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì?
Hãy cùng Pets.com.vn tìm hiểu về hiện tượng co giật ở mèo và cách xử lý như thế nào nhé!
Nguyên nhân mèo bị co giật
Mèo con bị co giật có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
1. Mèo mắc hội chứng hyperesthesia
Khi mắc hội chứng hyperesthesia lưng của chúng sẽ trở nên nhạy cảm quá mức, nhất là vùng da và cơ khiến các vùng da co giật liên tục như gợn sóng. Mèo sẽ có những hành động như cào cắn, liếm lưng và đuôi.
2. Co giật do bọ chét
Đối với những chú mèo bị bọ chét tấn công. Các vết cắn sẽ gây viêm nhiễm, sưng tấy. Điều này khiến chúng khó chịu, nặng hơn sẽ xuất hiện các biểu hiện giật nhẹ.
3. Bệnh lý liên quan đến chứng động kinh
Chứng động kinh sẽ khiến các chức năng hoạt động của hệ thần kinh mất sự cân bằng, điều này ảnh hưởng đến các hành động không thể kiểm soát được của cơ thể.
4. Trầm cảm quá mức hay tổn thương cột sống
Do căng thẳng quá mức một số giống mèo xuất hiện tình trạng co giật nhẹ. Một số nguyên nhân khác như rối loạn hệ thần kinh, suy thận, các phản ứng cảm xúc mạnh mẽ như phấn khích, sợ hãi hoặc lo lắng, canxi trong máu thấp, hạ đường huyết, thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất, mất cân bằng điện giải, bệnh dại, tình trạng bẩm sinh hoặc di truyền.
5. Co giật do thiếu canxi ở mèo
Canxi là một trong những khoáng chất quan trọng của cơ thể mèo. Chúng tồn tại chủ yếu trong xương, răng móng của thú cưng. Vì vậy mèo thường mắc bệnh co giật do thiếu canxi trước và sau khi đẻ.
Dấu hiệu mèo bị co giật
Hãy quan sát kỹ mèo cưng của bạn và nếu nhận thấy có những biểu hiện thì rất có thể chúng đang xuất hiện dấu hiệu căn bệnh co giật
- Đánh đuôi dữ dội
- Đồng tử giãn nở
- Gào to và đột ngột
- Chạy điên cuồng khắp nhà
- Mất ý thức, đi lại nhanh
- Teo cơ
- Ảo giác
- Tiểu tiện, đại tiện, chảy dãi (tiết nước bọt) không kiểm soát
- Không nhận ra chủ
- Hành vi hư hỏng
Nếu thấy chú mèo đột nhiên phát cuồng, cắn hoặc liếm vào lưng chúng liên tục, bạn không nên cố gắng ép thú cưng của bạn chấm dứt hành động vì rất có thể chúng sẽ phản ứng quá mức mà tấn công bạn.
Cách điều trị mèo bị co giật
Mèo bị co giật phải làm sao? Thật sự khó có biện pháp điều trị triệt để, có chăng chỉ là các biện pháp làm giảm nhẹ bớt đau đớn cũng như những biến chứng khác gây ra cho mèo.
1. Thuốc giảm co giật
Bạn có thể đưa chú mèo của mình đến bác sĩ để được thăm khám cũng như lên đơn thuốc hỗ trợ giảm co giật phù hợp. Phương pháp điều trị này phải đúng liều lượng phù hợp với kích thước và tình trạng thể chất của thú cưng để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ.
2. Bổ xung dưỡng chất còn thiếu
Nếu thú cưng của bạn thiếu hụt một vài dưỡng chất nào đó làm mất cân bằng dinh dưỡng thì các bác sĩ thú có thể sẽ kê đơn thuốc để khôi phục sự cân bằng chất dinh dưỡng cho mèo. Phương pháp điều trị này có rủi ro tương đối thấp nhưng cần theo dõi để đảm bảo mức độ cân bằng hợp lý.
3. Với những trường hợp liên quan
Trường hợp co giật do vấn đề về tâm lý thường khuyến nghị dùng các loại thuốc được thiết kế để giảm trạng thái lo lắng thái quá, thư giãn đầu óc. Bạn cần lưu ý đến liều lượng thích hợp với các loại thuốc điều trị này để giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ.
Cách phòng tránh mèo bị co giật
- Chế độ dinh dưỡng: Lựa chọn thức ăn cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết nhất cho Hoàng Thượng với các nhãn hiệu đảm bảo uy tín.
- Môi trường sống: Hãy để mèo luôn được cảm thấy an toàn và vui vẻ. Chủ động chơi đùa với chúng, đi dạo hoặc vuốt ve thường xuyên để chúng luôn cảm thấy được an tâm.
- Ghi chú hành vi: Nếu không may chú mèo của bạn mắc phải căn bệnh trên thì cần cố gắng ghi chú thật chi tiết lại những chuyển động cụ thể của mèo, tần suất phát bệnh cũng như bộ phận nào trên cơ thể hay biểu lộ bệnh. Những thông tin rất có ích cho bạn chủ động phòng bệnh cũng như bác sĩ thú y có thêm cơ sở để điều trị được hiệu quả hơn bạn nhé!
Những thông tin trên đây thật sự bổ ích cho những ai chưa biết về căn bệnh mèo bị co giật này. Nếu chẳng may mèo bị co giật bất ngờ, hãy đưa chúng đến ngay cơ sở thú y gần nhất để thăm khám và kịp thời chữa trị nhé!
Xem thêm các bài viết khác về mèo:
- Cách tính tuổi mèo chuẩn xác nhất
- Làm gì khi mèo bị rụng lông?