Hiện nay bệnh sán mèo là căn bệnh truyền nhiễm từ vật nuôi sang cơ thể con người do giun sán ký sinh gây ra. Do mèo nuôi thường tiếp xúc gần gũi với con người nên bệnh này càng phổ biến hơn. Hãy cùng Pets.com.vn tìm hiểu dấu hiệu của bệnh sán mèo trong bài viết sau đây nhé!
Bệnh sán mèo là gì?

Tên khoa học của giun sán ký sinh trong mèo là Toxocara Cati, đây là một loài thuộc học giun sán tròn sống trong ruột chó mèo. Do nguồn lây chính là từ mèo có nhiễm giun T.cati nên thường gọi là bệnh sán mèo.
Khi mèo bị sán,nó sẽ đẻ trứng đi theo phân thoát ra bên ngoài môi trường sau 1 đến 2 tuần lễ, các trứng này sẽ hoá phôi để lây truyền bệnh. Sán mèo gây bệnh cho người nếu nuốt phải trứng giun sán.
Do vậy mà trẻ em là đối tượng nguy cơ cao bị nhiễm bệnh sán mèo vì do thói quen chơi đùa với đất cát, chính là nơi chứa trứng giun sán nhiều do đặc tính đi tiêu bừa bãi của mèo.
Sau khi nuốt trứng vào trong cơ thể, ấu trùng giun sẽ phát triển và giải phóng ra khỏi phôi, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu đến các cơ quan như gan,phổi và hệ thần kinh trung ương.
Tại nội tạng, ấu trùng giun sán có thể sống sót trong tổ chức mô nhiều tháng và xúc tác phản ứng viêm giới hạn ấu trùng di chuyển hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng chính phản ứng viêm này đã để lại sự tổn thương cho các mô cơ quan.
Sán dây ở mèo là gì?
Sán dây là loại giun dài, màu trắng và dẹt có thể sống trong ruột non của mèo và chó. Chúng chứa cả cơ quan sinh sản nam và nữ và sử dụng các bộ phận giống như lưỡi câu của chúng để neo vào bên trong thành ruột.
Có ba loại sán dây ở mèo có thể lây nhiễm:
- Dipylidium caninum
- Loài Taenia
- Loài Echinococcus
Những dấu hiệu bị sán mèo ở người
Rối loạn tiêu hóa
Đây là dấu hiệu đầu tiên, nơi mà ấu trùng phát triển mạnh nhất và bắt đầu di chuyển. Người bị nhiễm sán mèo sẽ có cảm giác bị trướng bụng, đầy hơi khó tiêu, tiêu chảy, nôn ói,…
Mẩn ngứa da
Da của bạn sẽ bị ngứa kéo dài dai dẳng do khả năng tiết chất độc vào máu đi khắp cơ thể. Độc tố sán mèo khiến da bạn bị ngứa nhiều về đêm, nổi mẩn đỏ khắp người và vị trí không cố định nên có thể bị bất kỳ vùng da nào.
Toàn thân mệt mỏi, đầu đau nhức
Giun sán ở mèo có khả năng di chuyển đến não bộ gây ra triệu chứng thần kinh gồm đau nhức đầu, toàn thân mệt mỏi kéo dài. Gây viêm dây thần kinh, viêm cơ làm cho các nhóm cơ của bạn trong trạng thái căng cứng, mệt mỏi.
Dấu hiệu bị sán mèo di chuyển đến mắt
Đột nhiên bạn xuất hiện các triệu chứng như mắt nhìn mờ, giảm thị lực, đau nhức mắt một bên, cộm mắt,… nhưng các biện pháp chữa trị bằng thuốc nhỏ mắt không có tác dụng.
Đây là những dấu hiệu bệnh sán mèo khi ấu trùng di chuyển đến mắt và gây phá hủy các mô chức năng.
Sán mèo ảnh hưởng hệ tim mạch
Làm nhịp tim nhanh bất thường, bị mệt mỏi và hồi hộp đánh trống ngực cũng thường gặp.
Tâm lý không ổn định
Có cảm giác bị trằn trọc khó ngủ,thậm chí là mất ngủ kéo dài. Điều này dẫn tới tâm lý người bệnh trở nên khó chịu, dễ cáu gắt,phản ứng mạnh với người xung quanh.
Phòng ngừa bị sán mèo
Mèo là thú nuôi rất gần gũi với con người vì vậy mà bệnh sán mèo thường phân bố khắp thế giới và bất kỳ ai, lứa tuổi nào cũng đều có nguy cơ nhiễm bệnh sán mèo.
Thói quen ăn rau sống, hải sản, thịt tái sống, môi trường bị ô nhiễm và việc nuôi sống cùng với thú cưng là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc nhiễm ấu trùng sán mèo
Hiện nay bệnh sán mèo ở Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều, vì các dấu hiệu sán mèo không đặc hiệu và việc làm xét nghiệm phân không được áp dụng được khi giun không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành để đẻ trứng trong ruột của con người
Các biện pháp phòng ngừa bệnh sán mèo
- Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân,rửa tay sạch trước khi ăn, nhà cửa dọn dẹp sạch sẽ, ăn chín uống sôi, ăn rau sống phải rửa sạch và rửa dưới vòi nước sạch đang chảy
- Thường xuyên tắm cho mèo,khám sức khỏe định kỳ ở cơ sở thú y và xổ giun sán theo định kỳ
- Thu gom và xử lý phân mèo như phân người,không để mèo tiểu bậy hay nôn ói ở khắp nơi và đặc biệt là nơi công cộng
- Hạn chế tối đa tiếp xúc các vật chủ nhạy cảm,các chó mèo bị nhiễm và môi trường nghi ngờ có bệnh
- Nhanh chóng loại bỏ các thùng chứa phân chó
- Kiểm soát chặt chẽ và buộc dây xích,hay có luật nuôi cho rõ ràng
- Giáo dục sức khỏe bởi các nhà thú y, các thầy thuốc, các nhà hoạt động xã hội và những chủ vật nuôi để góp phần vào công tác dự phòng và phòng chống bệnh
- Rửa tay cho trẻ con sau khi chơi ở nơi có đất cát và vật nuôi
- Giáo dục sức khỏe cho cha mẹ tránh khỏi những nguy cơ tiềm tàng có thể có
Top 7 thuốc trị giun sán cho mèo hiệu quả và an toàn nhất
- Thuốc tẩy giun cho mèo Virbac exotral: loại thuốc được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay, với loại thuốc này được sử dụng cho cả chó và mèo điều trị các bệnh ký sinh trùng gây ra do các loài giun như giun đũa, giun móc, sản dây, sán xơ mít,..
- Thuốc tẩy giun sán cho chó mèo – Bio Rantel: là sản phẩm thuộc Bio-Pharmachemie có tác dụng loại bỏ giun ký sinh trong ruột của chó hoặc mèo như giun đũa, giun móc, giun tóc, sán dây,…
- Thuốc tẩy giun Merantel-L: tác dụng tẩy các loại giun đang ký sinh trong ruột của chó hoặc mèo như giun đũa, giun kim, giun móc, sán dây,…
- Thuốc tẩy giun Merantel-S: tác dụng phòng ngừa các loại giun ký sinh trùng trong đường tiêu hóa của chó và mèo như giun đũa, giun tóc, giun móc,…
- Thuốc tẩy giun Mèo Hanvet Sanpet: tác dụng loại bỏ các loại sán dây, sán hạt dưa và giun tròn ký sinh trong cơ thể chó, mèo
- Thuốc tẩy giun cho mèo Interceptor: sử dụng cho chó trưởng thành có tác dụng ngăn ngừa các bệnh giun đũa, giun móc, giun tròn ký sinh trong cơ thể của chúng.
- Thuốc tẩy giun chó mèo Revolution: thuốc tẩy giun và có thể trị ve, rận cho chó mèo con. Thuốc này có tác dụng phòng tránh các loại ký sinh trong ngoài như giun tròn, giun kim, ve, rận, ghẻ tai,…
Toàn bộ những thông tin trên đây về bệnh giun sán cũng như cách phòng ngừa bệnh sán mèo rất bổ ích cho những ai chưa có kinh nghiệm về căn bệnh này.
Một số bệnh khác ở mèo:
- Mèo bị đau mắt, chảy nước mắt thì phải làm sao?
- Mèo bị ho điều trị như thế nào?
- Mèo bị dại có dấu hiệu gì?
- Mèo bị táo bón: Cách điều trị và phòng bệnh Sen cần phải biết
- Bệnh FIP ở mèo là gì? Cách nhận biết phòng tránh hiệu quả nhất
- Mèo bị sổ mũi hắt xì làm gì cho hết?
- Mèo Bị Ghẻ Thì Phải Làm Sao?
- Bệnh giảm bạch cầu ở mèo cần điều trị ra sao?
Nếu bạn có nguy cao khi tiếp xúc với mèo thường xuyên và phát hiện cơ thể có các bất thường của bệnh thì cần đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể để được chẩn đoán và điều trị bệnh dứt điểm nhé!