Mèo bị FIP thường có những triệu chứng sốt, nôn mửa, lờ đờ, tiêu chảy, kém ăn. Khi mèo đã nhiễm FIP tỷ lệ tử vong lên đến 90% – 100%. Bệnh FIP ở mèo tiến triển rất nhanh khi các biểu hiện lâm sàng xuất hiện, dễ dàng lấy đi mạng sống của những chú mèo có sức đề kháng yếu ớt. Trong số đó 80% ca nhiễm bệnh là mèo con và mèo dưới 02 tuổi.
Bệnh này rất nguy hiểm đối với mèo vậy nguyên nhân do đâu, cách phòng và điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng xem những giải đáp của Pets.com.vn qua bài viết dưới đây nhé!
Mèo bị FIP là gì?

Bệnh fip ở mèo (Feline Infectious Peritonitis) hay còn gọi là viêm phúc mạc ở mèo gây ra bởi chủng virus có tên là Coronavirus, loại virus này tồn tại ở hai trạng thái là thể khô và thể ướt.
Khi mèo bị nhiễm Coronavirus thường không có triệu chứng trong thời gian nhiễm virus ban đầu, nhưng sẽ có một phản ứng miễn dịch xảy ra với sự phát triển của các kháng thể kháng virus.
Một phần trăm rất nhỏ những con bị nhiễm sẽ phát bệnh do hệ thống miễn dịch yếu, mèo dưới hai năm tuổi đều có khả năng mắc bệnh.
Lưu ý: Đây không phải là virus gây ra bệnh Covid-19 nhé!
Nguyên nhân dẫn đến bệnh FIP ở mèo

Những nguyên nhân của bệnh fip hay còn gọi là viêm phúc mạc ở mèo:
- Do virus thuộc chủng Coronavirus gây ra ở mèo. Bất kỳ mèo mang Coronavirus đều có nguy cơ phát triển FIP. Tuy nhiên, mèo có hệ miễn dịch yếu có nhiều khả năng phát triển bệnh. Kể cả mèo con, mèo đã bị nhiễm vi-rút bệnh bạch cầu mèo (FeLV);
- Mèo bị triệt sản, vừa nhận nuôi hay vừa di chuyển đường dài,… dẫn đến tình trạng stress dễ mắc FIP;
- Mèo bị nuôi, nhốt trong điều kiện chật hẹp, số lượng mèo đông (trại nuôi mèo, lò mổ) dễ mắc FIP;
- Mèo bị FIP là thường dưới hai tuổi;
- Phân mèo cũng là nguồn lây bệnh chính. Mèo mắc bệnh bắt đầu bài thải virus ra môi trường sau 1 tuần và sau đó tiếp tục bài thải virus trong một vài tuần hoặc hàng tháng tiếp theo, có khi cả đời;
- Mèo bị nhiễm viêm phúc mạc chủ yếu qua đường ăn uống, thường do trực tiếp hoặc gián tiếp có tiếp xúc với virus.
Bệnh fip ở mèo có lây sang người không?
Bệnh FIP ở mèo KHÔNG LÂY cho người và thú cưng khác.
- FIP không phải là một bệnh dễ lây, ngay cả trong giai đoạn mèo có biểu hiện điển hình của bệnh về mặt lâm sàng nhưng vẫn chỉ có một lượng nhỏ virus được sản sinh.
- Virus được tìm thấy với số lượng lớn hơn trong nước bọt và phân của mèo lúc bị nhiễm cấp tính. Bệnh lây lan bằng cách tiếp xúc trực tiếp với những con mèo khác hoặc tiếp xúc với phân, nước bọt.
- Virus có thể sống ở môi trường bình thường trong vòng vài tuần. Mèo mẹ bị nhiễm và lây cho con khi cho con bú đây là đường dễ lây lan nhất, thường là khi mèo con tầm năm hay tám tuần tuổi.
Dấu hiệu mèo bị fip
Viêm phúc mạc ở mèo thể ướt
- Tích dịch ở xoang bụng, bụng phình to
- Biếng ăn, sụt cân
- Sốt nhẹ (khoảng 39,50C)
- Mèo bị khó thở, thở gấp, da nhợt nhạt hoặc vàng da
Viêm phúc mạc ở mèo thể khô
- Sốt nhẹ, sụt cân, kém ăn;
- Có thể bị vàng da, viêm mống mắt, tất cả hoặc một phần mống mắt có màu nâu;
- Sờ nắn bụng có thể thấy các hạch bạch huyết màng treo ruột sưng;
- Khoảng 25 – 35% có triệu chứng thần kinh: mất điều hòa, mất kiểm soát cơ, tiếp theo rung giật nhãn cầu, sau đó co giật;
- Mèo bị tiêu chảy mãn tính;
- Viêm dạng hạt ở nhiều khí quan
- Kén ăn, sút cân và bị sốt nhẹ.
- Bị viêm màng bồ đào, một phần hoặc tất cả mống mắt xuất hiện màu nâu.
- Nhãn cầu rung giật và cuối cùng là mèo bị co giật.
Ngoài ra còn có một số dấu hiệu fip ở mèo như là
- Dáng đi loạng choạng, không vững vì phần não bị tổn thương nghiêm trọng.
- Mèo có thể bị chảy máu trong mắt.
- Các dấu hiệu liên quan đến hệ tiêu hóa vì các cơ quan nội tạng đã bị tổn thương một cách nghiêm trọng
Cách điều trị bệnh, phòng chống và chăm sóc bệnh FIP ở mèo

Cách điều trị bệnh viêm phúc mạc ở mèo
- Những con mèo bị bệnh đã khỏi nhờ có miễn dịch thì vẫn có thể bị tái phát bệnh, thường thì trong vòng 1 tuần.
- Mèo chỉ có thể tự phục hồi khi bị nhiễm virus FCoV trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển virus. Nếu mèo bị mắc bệnh FIP thì 98% mèo sẽ chết. Hiện tại thì căn bệnh này không có thuốc đặc trị và không thể chữa khỏi hoàn toàn.
- Có một số thuốc chống viêm, giúp mèo giảm thiểu các triệu chứng và sự đau đớn như Corticosteroid (ví dụ: Prednisolone) kết hợp với một số loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch (ví dụ: Cyclophosphamide), có thể tạm thời làm giảm viêm và cải thiện tình trạng của mèo.
- Thường điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm dòng Corticosteroid. Các bác sĩ thú y sẽ hút dịch nhằm thoát chất lỏng đã tích lũy trong truyền máu và xoang cơ thể.
- Cần vệ sinh sạch môi trường sống và chỗ đi vệ sinh của mèo để ngăn ngừa sự lây lan. Sau đó dùng thuốc sát trùng Antisep sử dụng 2-4ml/1 lít nước/ngày để tiêu diệt mầm bệnh.
Bệnh viêm phúc mạc ở mèo thực sự rất nguy hiểm tới tính mạng của những chú mèo, vì thế thời đại hiện nay các nhà khoa học đã sản xuất vắc xin phòng bệnh FIP cho mèo và các chuyên gia cũng đang tìm ra loại thuốc kháng virus Coronavirus tốt nhất.
Từ đó, ngăn chặn sự làm chậm hoặc nhân lên về số lượng virus trong cơ thể mèo bị bệnh viêm phúc mạc.
Cách phòng bệnh và chăm sóc khi mèo bị FIP
Để giảm khả năng lây lan của virus bệnh FIP chúng ta cần làm như sau:
- Các khay thức ăn và nước uống của từng con mèo cần được rửa sạch;
- Không gian sống của những chú mèo luôn luôn sạch sẽ, quét dọn chỗ ở của mèo, dọn hết thức ăn thừa và phân của mèo;
- Xử lý các vi khuẩn bằng các dung dịch diệt vi khuẩn,…
- Cho mèo ăn bằng một cái đựng thức ăn riêng biệt, tuyệt đối không nên cho mèo ăn chung và đặt máng ăn ở nơi dễ làm sạch và khử trùng;
- Chọn mua các loại cát để làm chỗ vệ sinh đúng chất lượng, an toàn cho mèo đặc biệt là phải làm sạch và khử trùng thường xuyên;
- Mèo luôn trong trạng thái vui vẻ, đừng để chúng quá căng thẳng. Bạn nên hạn chế việc nuôi quá nhiều mèo trong một không gian hẹp để tránh trường hợp những chú mèo tinh nghịch mâu thuẫn với nhau nhé!
Một số bệnh khác ở mèo:
- Mèo bị đau mắt, chảy nước mắt thì phải làm sao?
- Vì sao mèo bị nôn? Cách điều trị mèo bị nôn hiệu quả
- Cách điều trị mèo bị nấm da, vảy gàu dứt điểm
- Mèo bị sổ mũi hắt xì làm gì cho hết?
- Mèo Bị Ghẻ Thì Phải Làm Sao?
- Bệnh giảm bạch cầu ở mèo cần điều trị ra sao?
Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về bệnh fip ở mèo. Hãy luôn nắm rõ các dấu hiệu, nguyên nhân, hay cách điều trị để mèo của bạn được chăm sóc và phòng ngừa tốt nhất.